Bối cảnh Trận_Vành_đai_Pusan

Sau một số lần bại trận ban đầu của Quân đội Đại Hàn Dân Quốc và các lực lượng Quân đội Hoa KỳSeoul, OsanTaejon, các lượng còn lại của Hàn Quốc và Hoa Kỳ bắt đầu củng cố và tái tổ chức các lực lượng và trang bị còn lại của mình quanh thành phố cảng Pusan.

Sư đoàn 24 Bộ binh Hoa Kỳ cùng sát cánh phòng thủ Hàn Quốc với Quân đội Đại Hàn Dân Quốc vừa mới được xây dựng lại và hai sư đoàn lục quân Hoa Kỳ mới đến, đó là Sư đoàn 25 Bộ binh Hoa KỳSư đoàn 1 Kị binh Hoa Kỳ. Ngày 24 tháng 7, Quân đội Đại Hàn Dân quốc tự tái tổ chức thành hai quân đoàn với năm sư đoàn. Quân đoàn I nắm giữ Sư đoàn 8 và các Sư đoàn Thủ đô trong khi đó Quân đoàn II nắm Sư đoàn 1Sư đoàn 6. Sư đoàn 3, một sư đoàn vừa mới tái thành lập của Hàn Quốc được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Quân đội Đại Hàn Dân Quốc. Tổng hành dinh của Quân đoàn II đặt ở Hamch’ang cùng với Sư đoàn 1 và 6, và tổng hành dinh của Quân đoàn I đặt ở Sangju với Sư đoàn 8 và các Sư đoàn Thủ đô. Sư đoàn 3 hoạt động trên duyên hải phía đông của Hàn Quốc. Số đông tuyển mộ và thay thế đã gia nhập Quân đội Đại Hàn Dân quốc và quân đội đã tái lập lại số lượng trước chiến tranh là 95.000 binh sĩ.

Sư đoàn 25 Hoa Kỳ với 3 trung đoàn — Trung đoàn 24, 27, và 35 — dưới quyền tư lệnh của Thiếu tướng William B. Kean đến Pusan giữa 10 tháng 715 tháng 7 năm 1950. Tướng Walton Walker ra lệnh Sư đoàn 25 Hoa Kỳ đỡ lót các phòng tuyến đường hành lang núi trung tâm của Đại Hàn Dân Quốc. Sư đoàn 1 Kị binh với 3 trung đoàn - Trung đoàn 5, 7, 8 - được đưa bằng đường thủy từ Nhật Bản vào và đổ bộ tại P’ohang-dong phía bắc Pusan giữa 15 tháng 722 tháng 7. Đơn vị nhận trách nhiệm ngăn chặn Quân đội Nhân dân Triều Tiên dọc theo hành lang chính Taejon-Taegu.

Cuối tháng 7, cả Sư đoàn 25 và Sư đoàn 1 Kị binh Hoa Kỳ rút quân dần vì đối diện với các cuộc tấn công tích cực của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Vào ngày 29 tháng 7, Tướng Walker, với sự ủng hộ của Tướng Douglas MacArthur, đưa ra cái mà giới truyền thông gọi là một lệnh "trụ lại hay là chết" đến Quân đoàn 8 Hoa Kỳ. Walker nhấn mạnh rằng việc rút lui phải ngừng lại. Quân đoàn 8 đã đổi lấy thời gian cho từng tấc đất và gần như mất dần mặt trận.[1]

Một trong các vấn đề chính của cuộc rút lui là số lượng đông người tị nạn di chuyển lẫn trong hàng ngũ của Quân đoàn 8. Con số người tị nạn đông trong suốt tháng 7 và tháng 8 năm 1950 cao hơn bất cứ thời điểm nào khác trong cuộc chiến tranh. Trong hai tuần giữa tháng 7, khoảng 380.000 người tị nạn vượt vào lãnh thổ do Hàn Quốc giữ. CHDCND Triều Tiên thường lợi dụng tình hình này bằng cách mở các cuộc tấn công để bắt đầu lùa các nhóm tị nạn băng qua các bãi mìn và rồi họ theo sau với xe tăng và bộ binh. Triều Tiên cũng thâm nhập hàng ngũ của Quân đội Hoa Kỳ bằng cách mặc quần áo dân thường màu trắng truyền thống và nhập vào dòng người tị nạn, nhờ thế họ đã có thể thực hiện một số cuộc tấn công bất ngờ vào quân Hoa Kỳ. Các tư lệnh của Sư đoàn 25 Bộ binh và Sư đoàn 1 Kị binh cố gắng không thành công để kiểm soát đoàn người tị nạn và sự thâm nhập của kẻ thù bằng cách lục soát những người tị nạn và giới hạn thời gian cũng như các con đường dành cho họ di chuyển. Cuối tháng 7, Tướng Walker, với sự hợp tác của chính phủ Hàn Quốc, đã đặt ra các quy định rõ ràng tổ chức tách rời người tị nạn về phía sau bởi Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc. Vào cuối tháng 7, chính phủ Hàn Quốc đã thiết lập được 58 trại tị nạn, đa số ở vùng Taegu-Pusan, để chăm sóc những người không nơi nương tựa. Nhưng thậm chí với các nỗ lực này, người tị nạn tiếp tục gây khó khăn cho việc di chuyển của quân đội Hoa Kỳ và Hàn Quốc trên chiến trường.

Khi Quân đoàn 8 Hoa Kỳ đến gần vị trí phòng thủ tự nhiên dọc sông Naktong, QDNDTT gia tăng nỗ lực của họ nhằm cắt đứt các phần tử của quân đoàn này. Sau khi Seoul thất thủ cuối tháng 6, Sư đoàn 6 Triều Tiên vượt sông Hán và nhanh chóng tiến về nam trên mạng đường duyên hải phía tây. Tình báo Quân đoàn 8 Hoa Kỳ mất dấu vết của Sư đoàn 6 Triều Tiên. Các lực lượng duy nhất của Liên Hợp Quốc đóng ở tây nam quốc lộ Taejon-Taegu-Pusan vào lúc đó là vài trăm người còn sót lại của Sư đoàn 7 Bộ binh Hàn Quốc cùng với vài người lính thủy quân lục chiến và cảnh sát địa phương của Hàn Quốc. Ngày 21 tháng 7, Tướng Walker được tin rằng một đơn vị Triều Tiên, có lẽ là Sư đoàn 4 Triều Tiên, đang hoạt động trong vùng tây nam. Walker ra lệnh Sư đoàn 24, mặc dù thiếu quân số và trang bị sau khi mất Taejon, làm lực lượng chặn đường trong vùng từ Chinju hướng lên phía bắc đến Kumch’on. Hai tiểu đoàn của Trung đoàn 29 Bộ binh Hoa Kỳ đóng ở Okinawa và Trung đoàn 17 Bộ binh Hàn Quốc đến tăng viện Sư đoàn 24.

Ngày 23 tháng 7, Sư đoàn 4 Triều Tiên di chuyển về phía nam từ Taejon với ý định hỗ trợ Sư đoàn 6 trong một cuộc bao vây sườn trái của Liên Hợp Quốc và đẩy lui họ về Pusan. Cho đến cuối tháng 7 thì Sư đoàn 4 Triều Tiên tiến công xa đến vùng Anui-Koch’ang, khoảng 50 dặm (80 km) tây nam Taegu. Từ 25 tháng 728 tháng 7 hai tiểu đoàn của Trung đoàn 29 Hoa Kỳ bị đẩy lui bởi các phần tử của Sư đoàn 6 Triều Tiên tại Hadong nằm khoảng 25 dặm (40 km) về phía tây của Chinju. Ngày 31 tháng 7, Quân đoàn 8 Hoa Kỳ cuối cùng biết được sự hiện diện của Sư đoàn 6 sau khi Sư đoàn 6 chiếm được Chinju và bắt buộc một tiểu đoàn của Trung đoàn 29 và Trung đoàn 19 Bộ binh của Sư đoàn 24 rút lui về phía đông. Quân đoàn 8 Hoa Kỳ đưa ngay Trung đoàn 27 thuộc Sư đoàn 25 là lực lượng trừ bị đến tăng viện các đơn vị Hoa Kỳ tại hành lang Chinju-Masan. Sư đoàn 24 và 25 với trợ lực của Trung đoàn 17 Hàn Quốc cuối cùng đã làm chậm lại cuộc tiến công của Sư đoàn 4 và 6 của Triều Tiên tại vùng phía nam nhất của Vành đai Pusan. Ngày 3 tháng 8, các đơn vị của Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã chặn đứng được mối đe dọa tức thời của một cuộc tiến công một mạch thẳng về Pusan của CHDCND Triều Tiên.

Vị trí phòng thủ

Bản đồ Vành đai Pusan, tháng tám 1950.

Ngày 1 tháng 8, Quân đoàn 8 Hoa Kỳ phát lệnh hành quân cho tất cả các lực lượng bộ binh Liên Hợp Quốc tại bán đảo Triều Tiên chuẩn bị một cuộc rút lui về phía đông sông Naktong. Các đơn bị Liên Hợp Quốc lúc đó sẽ thiết lập các vị trí phòng thủ chính phía sau một vành đai mà sau này được gọi là Vành đai Pusan. Ý định là vẽ một vạch giới hạn rút lui và chặn sự tiến công của Qân đội Nhân dân Triều Tiên trong lúc Quân đội Hoa Kỳ có thể xây dựng lại lực lượng và mở một cuộc phản công. Vành đai Pusan được các lực lượng Hoa Kỳ và Đại Hàn Dân quốc trấn giữ ngày 4 tháng 8 gồm có một khu vực hình chữ nhật dài khoảng 100 dặm Anh (160 km) từ bắc tới nam và 50 dặm Anh (80 km) từ đông sang tây. Sông Naktong hình thành ranh giới phía tây, trừ 15 dặm Anh (24 km) phần cực nam nơi sông Naktong quay về hướng đông sau khi hợp với sông Nam ở ngã ba sông. Đại dương hình thành ranh giới phía nam và phía đông trong khi ranh giới phía bắc là một tuyến bất thường chạy qua ngang các dãy núi từ trên Waegwan đến Yongdok. Từ tây nam đến đông bắc, phòng tuyến của Liên Hợp Quốc được Sư đoàn 25 và 24 Bộ binh Hoa Kỳ và Sư đoàn 1 Kị binh Hoa Kỳ trấn giữ, và sau đó đến Sư đoàn 1 Bộ binh Hàn Quốc, Sư đoàn 6 Bộ binh Hàn Quốc, Sư đoàn 8 Bộ binh Hàn Quốc, Sư đoàn Thủ đô Hàn Quốc, và Sư đoàn 3 Bộ binh Hàn Quốc. Từ nam đến đông bắc, các đơn vị Triều Tiên đóng quân đối diện các đơn vị Liên Hợp Quốc là Trung đoàn 83 Cơ giới thuộc Sư đoàn 105 Cơ giới Triều Tiên và sau đó là Sư đoàn 6, Sư đoàn 4, Sư đoàn 3, Sư đoàn 2, Sư đoàn 15, Sư đoàn 1, Sư đoàn 13, Sư đoàn 8, Sư đoàn 12, và Sư đoàn 5 cùng với Trung đoàn 766 Bộ binh Độc lập của Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Sự tăng viện binh gồm Trung đoàn 5 Bộ binh Hoa Kỳ từ Hawaii và từng đợt đến của Sư đoàn 2 Bộ binh từ Hoa Kỳ đã tăng thêm sức mạnh cho các lực lượng Quân đội Hoa Kỳ. Một đợt tăng viện binh chính thứ ba đến bán đảo Triều Tiên ngày 2 tháng 8 là Lữ đoàn 1 Lâm thời Thủy quân lục chiến có khoảng 4.700 người. Lực lượng chiến đấu của Liên Hợp Quốc vào thời điểm này thật sự cao hơn số Quân đội Nhân dân Triều Tiên tại Vành đai là 92.000 so với 70.000.

Liên quan